GIỚI THIỆU CÂY LÁ GẤM NGŨ SẮC
Nếu các bạn muốn tìm thêm một giống cây mới để tô sắc hơn cho góc trang trí mà không phải những loại cây chỉ mang một màu xanh thì cây lá gấm ngũ sắc sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Hãy cùng mình tìm hiểu về giống cây mang màu sắc rực rỡ này nhé!
Đặc điểm cây lá gấm ngũ sắc
Cây lá gấm có danh pháp khoa học là solenostemon, thuộc họ Lamiaceae (Bạc Hà). Đây chính là giống cây cảnh lá góp phần tô điểm thêm cho không gian nét sặc sỡ, đáng yêu.
- Lá gấm có cuống lá khá dài, mỏng, màu sắc trùng với màu của lá. Đây chính là giống cây cảnh thân cỏ, có nhiều cành nhánh, lá to mọc đối xứng hai bên. Cây sinh trưởng tập trung thành bụi, chiều cao khi trưởng thành khoảng 30 – 50cm.
- Màu sắc lá được thấy phổ biến nhất chính là màu xanh, màu vàng hoặc đỏ tía.
- Hoa mọc tập trung thành cụm, mọc ra từ đầu cành, lá bắc có màu đỏ tía, thời gian lưu hoa nhanh, hoa có kích thước nhỏ, cuống hoa ngắn. Hiện nay, cây lá gấm được lai tạo thành nhiều màu sắc phong phú, sặc sỡ, giúp thu hút được nhiều ánh nhìn, thích hợp trồng làm cây cảnh phong thủy, cây trang trí văn phòng, tiểu cảnh.
Cách chăm sóc cây lá gấm phong thủy
- Ánh sáng: Một số ánh nắng trực tiếp cũng không sao, ngoại trừ nắng hè gay gắt sẽ làm cháy lá. Ánh sáng quá ít sẽ làm mờ đi màu sắc của lá và có thể làm rụng lá.
- Đất: Chọn một cái bình bằng đất sét hoặc gốm có kích thước từ 3-4 cm. Kiểm tra độ ph của đất trước khi trồng và điều chỉnh nếu quá chua. Đổ đất màu mỡ thoát nước tốt vào chậu với độ ph từ 6 -7 hoặc cao hơn.
- Nước: Bạn nên tưới nước thường xuyên. Đất của cây lá kim phải giữ ẩm nhưng không bao giờ bị sũng nước. Khi 1cm trên cùng của đất khô đi, ngâm chậu thật kỹ. Nhưng nếu bạn để đất quá khô thì những bộ rễ không nhận đủ nước sẽ rụng lá trở nên khô cằn và kém hấp dẫn.
- Phân bón: Nên bón hai tuần một lần vào mùa xuân và mùa hè với phân bón lỏng cân đối được pha loãng một nửa. Bạn có thể bón những loại phân như là: NPK, đạm, hữu cơ,…
Công dụng cây lá gấm ngũ sắc
- Cây lá gấm ngũ sắc thường được trồng nhiều để tạo viền, thảm nền dọc theo các lối đi ở công viên, bồn hoa, dải phân cách, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng,…
- Bên cạnh đó, gấm ngũ sắc cũng có thể trồng kết hợp với các loại cây khác để trang trí, tạo tiểu cảnh tôn tạo nên vẻ đẹp của không gian sống thêm phần sinh động.
- Ngoài ra, loài cây này còn được trồng trong chậu để trang trí ban công, sân thượng. Chính màu sắc rực rỡ của lá sẽ làm không gian sống thêm sống động hơn.
Ý nghĩa cây lá gấm phong thủy
Cây lá gấm có nhiều màu sắc khác nhau đã trở thành giống cây cảnh được trồng nhiều ở trường học, công viên. Cây khá dễ chăm sóc, sinh trưởng và phát triển khá nhanh nên được nhiều người trồng để che lấp chân tường, chân cột, trang trí viền hiệu quả. Đây chính là giống cây được rất nhiều người ưa chuộng để thi công tường xanh, trang trí nội thất,… Hiện tại, giống cây này còn được trồng trong phong thủy với mục đích cải vận người trồng.
Nhiều người cho rằng, việc trồng loại cây này trong nhà sẽ mang tới cho chúng ta niềm vui, may mắn cho gia đình. Ý nghĩa cây lá gấm phong thủy cũng được rất nhiều nhà nghệ thuật đánh giá cao. Giống cây này có đa dạng các chủng loại cũng như màu sắc khác nhau, vì vậy việc trồng cây lá gấm sẽ tạo nên không gian vui tươi, hạnh phúc cho những nơi trồng nó. Hoa lá gấm cũng mọc tập trung thành cụm, màu sắc hoa thay đổi từ xanh tới đỏ, tượng trưng cho may mắn, sum vầy và hạnh phúc.