CÂY PHẤT DỤ LÀ GÌ?
Hiện nay việc sở hữu cây cảnh dùng để trang trí rất được sự ưa chuộng của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn một loại cây cảnh vừa góp phần đem lại không gian xanh vừa có ý nghĩa về mặt phong thủy đó là cây phất dụ. Cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này ngay nhé!
Đặc điểm cây phất dụ
Phất dụ là loại cây trồng trong nhà không cần quá nhiều ánh sáng, thích hợp với ánh sáng nhẹ, nắng nóng trực tiếp có thể gây cháy lá. Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều ở các tỉnh thành miền Nam.
Thân cây mọc thẳng, phân nhánh ít. Những chiếc lá cứng dài và thuôn dẹp hình dải, nhọn ở đầu, tỏa quanh thân trông rất đẹp mắt. Cũng nhờ hình dáng như vậy mà cây thường được lựa chọn để trang trí trong phòng có trần nhà cao và ánh sáng mặt trời vừa phải.
Cách trồng và chăm sóc phất dụ
- Đất trồng: Sử dụng loại đất màu mỡ, tơi xốp, màu mỡ, thấm hút tốt sẽ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ nhất cho sự phát triển của cây, nếu không thể sử dụng loại đất tốt nhất có thể thay thế bằng đất mùn hoặc hỗn hợp đất và cát thô, tuy nhiên cần lưu ý tỉ lệ để có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho cây.
- Ánh sáng: Cây phất dụ là loại cây ưa sáng nhưng vẫn có thể sống trong bóng, tuy nhiên cần lưu ý không nên để trong bóng râm quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Cần cung cấp lượng ánh sáng vừa đủ nhưng không quá gay gắt sẽ làm hỏng cây.
- Nhiệt độ: Phát triển phù hợp nhất là từ 20-28 độ, nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ gây nên trạng thái ngủ đông hoặc bán ngủ đông cho cây. Để giải quyết vấn đề này cần di chuyển cây vào trong nhà và điều chỉnh nhiệt độ từ 10-20 độ.
- Nếu muốn trồng cây mới từ cây phất dụ nên lựa chọn phương pháp phù hợp nhất đó là giâm cành, lấy ngọn non ghép vào cành già và để nhiệt độ phù hợp, khi nào cây mọc rễ thì có thể đem ra trồng riêng.
Công dụng của cây phất dụ
Không chỉ được yêu thích bởi hình dáng và màu sắc đẹp mắt, cây phất dụ còn được yêu thích bởi những tác dụng tuyệt vời.
Dùng để trang trí
Tác dụng đầu tiên có thể thấy ở loài cây này là làm cây cảnh văn phòng, trang trí nội thất. Bạn có thể trưng bày chậu cây ở nhiều vị trí khác nhau như phòng làm việc, phòng họp, hành lang,…Với những chậu cây nhỏ, gốc đẹp bạn có thể trồng thủy sinh trong chậu thủy tinh để làm cây cảnh để bàn. Những chậu cây nhỏ xinh với màu xanh mát mắt sẽ giúp không gian sống của bạn tràn đầy năng lượng và sức sống yêu đời.
Lọc không khí hiệu quả
Phất dụ được xem là một loại cây lọc không khí rất tốt. Tác dụng của nó đặc biệt nằm ở chỗ có thể loại trừ một số khí độc như trichloroethylene, formaldehyde, xylene,…. Đây là những chất độc thường được dùng trong các sản phẩm chống thấm, sơn mài mà hầu hết chúng ta đều sử dụng trong nhà. Nếu để lâu ngày, các chất độc này sẽ gây hại đến sức khỏe mọi người.
Hạn chế sóng điện từ
Một công dụng khác của loại cây cảnh văn phòng này đó chính là khả năng hạn chế sóng điện từ gây ra bởi các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… được dùng thường xuyên ngày nay. Những thiết bị này thường khiến mọi người đau đầu, mệt mỏi vì thế mà khi đặt Phất Dụ Mảnh trong nhà bạn sẽ thấy thoải mái, thư giãn hơn rất nhiều.
Ý nghĩa phong thủy của cây phất dụ
Phát dụ được yêu thích không chỉ bởi vẻ đẹp và tác dụng của chúng. Loài cây này còn được nhiều người lựa chọn bởi những ý nghĩa phong thủy tuyệt vời.
Phất dụ là loài cây phong thủy có sức sống rất mạnh mẽ. Dù trong điều kiện khí hậu thuận lợi hay khắc nghiệt thì cây vẫn có sức sống hiên ngang, bền bỉ và giữ dáng thẳng đứng. Chính vì thế loài cây này tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường. Trong phong thủy, cây phát tài là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc. Trồng loài cây này, bạn sẽ có được sự thịnh vượng, sức khỏe dồi dào. Thêm vào đó, cây phất dụ còn tạo ra năng lượng tích cực và đẩy lùi năng lượng trì trệ trong ngôi nhà.