CÔNG DỤNG CÂY NHỆN MANG LẠI
Cây nhện rất được nhiều người ưa chuộng không chỉ vẻ ngoài bắt mắt thanh cao được trồng dưới nước dùng làm trang trí rất mới lạ mà chúng còn mang lại nhiều ý nghĩa cho người sở hữu. Vậy nên chúng rất được nhiều người săn đón. Hãy cùng mình tìm hiểu cây để bàn đặt biệt này nhé!
Đặc điểm của cây nhện
Cây nhện được biết đến là một loài thực vật thân thảo, thuộc họ măng tây có nguồn gốc từ Nam Phi. Cây nhện còn có tên khoa học là Chlorophytum comosum. Cây thường có tán lá dài, mỏng. Lá có 2 màu, được pha lẫn giữa màu xanh lục và màu trắng. Loại cây này thường mọc thành từng cụm, cao từ 30 – 60cm, các lá sẽ dài từ 20 – 34cm, xếp thành từng lớp chồng lên nhau.
Đây là loài thực vật thân thảo, phần thân bị bao phủ bởi nhiều lớp lá xếp chồng lên nhau. Thân cây ngắn nhưng lá cây lại rất dài, nhọn và xòe ra xung quanh. Lá cây có màu xanh nhạt, mép lá viền trắng. Cánh lá mỏng nhưng lại cứng và giòn.
Cây sống trong một thời gian dài có thể sinh cây con xung quanh. Trường hợp cây nhện được trồng trong chậu thì cây con thường mọc dài ra, treo lơ lửng trong không trung và lấy chất dinh dưỡng từ cây mẹ.
Cách chăm sóc cây nhện
Là loài cây tương đối dễ chăm sóc tuy nhiên để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt bạn nên chú ý đến vài yếu tố sau đây:
Ánh sáng: Cây ưa bóng và kỵ ánh sáng trực tiếp. Tuy nhiên đối với cây nhện trồng trong nhà trong thời gian dài của mùa hè vẫn có thể phát triển bình thường.
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là 20 – 24 độ C do cây không chịu được lạnh giá cũng như quá nóng. Vào mùa đông nên duy trì nhiệt độ trên 4 độ C.
Nước: cây nhện ưa ẩm ướt, hệ thống rễ của cây dự trữ nước rất tốt, khả năng chịu hạn cao nhưng không được để tích nước nên có thể thường xuyên tưới nước lên lá cây để làm sạch.
Phân bón: Nếu không đủ chất dinh dưỡng, lá cây sẽ bị vàng và héo dần. Vào mùa sinh trưởng tốt nhất nên bón 2 tuần một lần phân nước. Những giống cây nhện có hoa nên bón một ít đạm. Ngoài ra, khi nhiệt độ xung quanh giảm xuống dưới 4 độ cần ngừng.
Lợi ích cây nhện mang lại
Cây nhện không mang đến những bông hoa sặc sỡ với muôn vàn màu sắc hay mang đến mùi hương ngào ngạt thế nhưng chúng lại được rất nhiều gia đình lựa chọn để trồng tại nhà bởi vì loại cây này mang đến nhiều công dụng đầy bất ngờ.
Thanh lọc không khí
Cây nhện có khả năng tạo ra oxy giúp thanh lọc không khí trong nhà. Chúng hấp thụ các khí CO2, formaldehyde, phenylethylene, benzen do máy photocopy, máy in thải ra hay nicotine trong khói thuốc lá… làm cho không gian trở nên sạch sẽ hơn.
Bảo vệ sức khỏe con người
Loại cây này còn giúp hấp thu các bức xạ điện từ phát ra từ điện thoại, máy tính bảng, laptop,… giúp bảo vệ sức khỏe của các bạn. Do đó, rất thích hợp để trồng loại cây này trong góc nhà, trong phòng ngủ hoặc trên bàn làm việc.
Giúp tăng thêm trí nhớ
Màu xanh của cây nhện còn giúp cơ thể của chúng ta tăng thêm 20% trí nhớ và 10% hiệu quả công việc – theo nghiên cứu của NASA.
Hỗ trợ điều trị bệnh
Phần rễ của cây mang lại nhiều hiệu quả cho việc điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Phần thân cây có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt cơ thể. Trồng loại cây này trong nhà còn giúp cho các bạn giảm bớt căng thẳng và có thể chữa được bệnh trầm cảm.
Mang lại đối với trong phong thủy
Cây nhện còn giúp mang lại may mắn, sự bình yên cho gia chủ. cũng là loại cây mang đến cảm giác thoải mái, giúp lưu thông tốt vượng khí, thu hút tài lộc cho gia đình.
Quà tặng ý nghĩa
Với nhiều tác dụng tốt đẹp của cây nhện, đồng thời chúng còn rất dễ chăm sóc nên việc dùng chúng để làm quà tặng là một gợi ý rất hay. Bạn có thể dành tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp để sức khỏe của mọi người được tốt hơn nhờ loài cây này.