GIỚI THIỆU CÂY CẨM THẠCH
Cẩm thạch được biết đến là loại cây thu hút tiền bạc và mang may mắn về cho gia chủ. Chúng được mọi người trồng rộng rãi nhiều nơi và thường để trang trí cửa nhà, khách sạn,… Bên cạnh những ý nghĩa và công dụng tuyệt vời thì việc chăm sóc cây có dễ không thì hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm của cây cẩm thạch
Cây cẩm thạch là cây thân cỏ, tạo thành bụi nhỏ sống lâu năm và phân ra cành nhiều. Cây cẩm thạch chiều cao khoảng từ 15 – 30 cm. Lá cây sáng dày và hơi thô, hình trứng tròn bầu trên đỉnh lá. Lá cẩm thạch lại nhún trên mặt, sờ vào có cảm giác hơi sần. Lá cây trường sinh cẩm thạch có một màu xanh bóng với những viền mép loang lổ màu trắng. Loài cây này cho cụm hoa nhỏ với hình đầu màu trắng. Hoa hình chuông màu tím nhạt và cánh mỏng manh trông giống như hoa dạ yến thảo.
Hoa nở từ khoảng tháng 10 hàng năm kéo dài tới tháng 4 năm sau. Quả cây cẩm thạch hình quả bế một hạt. Cây phát triển nhanh, màu lá xanh mỡ màng vào quanh năm.
Cách trồng và chăm sóc cây cẩm thạch
Cây cẩm thạch có tốc độ sinh trưởng nhanh, lại không kén môi trường nên quá trình nhân giống và chăm sóc khá đơn giản.
Chuẩn bị đất trồng
Bạn có thể trồng cây trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đừng quên trộn thêm ít phân chuồng, phân hữu cơ, xơ dừa, mùn cưa để tăng dinh dưỡng, độ tơi xốp và khả năng thoát nước. Chậu trồng cũng cần có lỗ thoát nước ở đáy chậu.
Nhân giống
Cẩm thạch có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp, nhưng nhanh và hiệu quả nhất vẫn là giâm cành. Từ cây mẹ, bạn lựa cành mới mập mạp, có 2 – 3 cặp lá, sau đó dùng dao sắc cắt đoạn dài khoảng 10 – 15cm. Nhúng cành vào dung dịch kích rễ rồi cắm vào vùng đất đã chuẩn bị từ trước, tưới nước để duy trì độ ẩm, chỉ sau khoảng 2 tuần là cành sẽ bén rễ và phát triển như cây mới.
Tưới nước
Khi cây còn nhỏ thì bạn duy trì tưới mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm. Khi cây đã lớn hơn thì có thể giãn ra 2 – 3 lần mỗi tuần, nếu trồng trong nhà thì thậm chí mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần. Mỗi lần tưới cũng không nên tưới quá nhiều, tránh cây bị úng rễ.
Ánh sáng
Cẩm thạch là loài cây ưa sáng và có thể chịu bóng bán phần. Bạn nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng như cửa sổ, ban công, sân vườn, giếng trời. Nếu đặt chậu trong nhà thì mỗi tuần nên mang chậu ra ngoài trời khoảng 1 tiếng để kích thích cây quang hợp.
Dinh dưỡng
Nhu cầu phân bón của cây cẩm thạch không cao, nếu được bạn chỉ cần định kỳ 3 – 4 tháng bón cho cây một ít phân NPK là đủ. Trước khi cây ra hoa thì có thể bón thúc thêm một ít để hoa nở nhiều, đẹp hơn.
Công dụng và ý nghĩa của cây cẩm thạch
Cây cẩm thạch có lá đẹp, mọc thấp, dễ trồng và chăm sóc nên được ưa chuộng trồng thành thảm nền trong công trình cảnh quan từ công viên, đô thị, trường học, đường phố đên tiểu cảnh, hiên nhà … Với những công trình có bản thiết kế sân vườn thì việc lựa chọn của các kỹ sư chắc chắn sẽ có cây cẩm thạch, vì cẩm thạch mang đến một màu sắc lạ độc đáo, tạo cảm giác yên bình trên nền rực rỡ của các loại hoa cây cảnh khác
Cây cẩm thạch còn được chị em nhà phố trồng chậu treo, trồng bồn hay kết hợp với các loại hoa khác làm thành vườn nhỏ xinh trong chậu rất sinh động, bắt mắt.
Cẩm thạch có thể chịu bóng nên còn được lựa chọn trồng làm cây nội thất, cây cảnh văn phòng, trang trí nội thất, hành lang, bệ cửa sổ, …
Cây giúp cho các bản mệnh này vững vàng, ổn định hơn trong sự nghiệp và thắt chặt tình cảm của gia đình. Đúng như tên gọi của nó, trường sinh cẩm thạch là biểu trưng cho sự sống trường tồn, một ý chí vững vàng, kiên định, luôn hướng về phía trước.